Chuyển đến nội dung chính

CẢM BIẾN ÁP SUẤT 0-10BAR


Cảm biến áp suất 0-10bar


Cảm biến áp suất 0-10bar. Thiết bị cảm biến đo áp suất dùng cho nước, khí nén,…Ứng dụng cảm biến áp suất 0-10bar thường dùng cho các nhà máy cấp nước sinh hoạt. Áp lực trên đường ống từ 10bar trở xuống. Tín hiệu ngõ ra điều khiển biến tần thường tiêu chuẩn : 4-20mA hoặc 0-10v.
Bài viết này xin giới thiệu đến các bạn cảm biến áp suất có dãy đo chung 0-10bar, cách đấu dây tín hiệu. Một số lưu ý thường gặp.
Cảm biến áp suất 0-10bar
Hình 1 : Cảm biến áp suất 0-10bar hãng Georgin – Pháp

Thông số kỹ thuật cảm biến áp suất 0-10bar

  • Dãy đo áp suất : 0-10bar
  • Nguồn cấp : 8…30Vdc
  • Tín hiệu ngõ ra : 4-20mA hoặc 0-10v
  • Kết nối cơ khí : G1/2″ hoặc G1/4″
  • Nhiệt độ làm việc : max 85ºC
  • Toàn bộ cảm biến được làm bằng Inox 316L
  • Khả năng chống nước, bụi : IP65
  • Sai số của cảm biến <0.5%
  • Bảo hành 12 tháng. (1 đổi 1 nếu xảy ra lỗi nhà sản xuất)
  • Thời gian đáp ứng nhanh 4ms khi áp suất thay đổi
Cảm biến áp suất khí nén 0-10bar
Hình 2 : Ứng dụng cảm biến áp suất 0-10bar dùng máy nén khí

Cách đấu dây cảm biến áp suất với PLC, Biến Tần như thế nào?

Việc đầu tiên cần làm là xác định PLC hoặc Biến Tần nhận tín hiệu nào? Trên thị trường hiện nay các loại biến tần hầu hết điều khiển bằng tín hiệu 4-20mA,…Chỉ các biến tần loại cũ thì dùng tín hiệu 0-10v hoặc 0-5v. Khi xác nhận tín hiệu nhận của PLC và Biến Tần sau đó ta xem chỉ số Output trên cảm biến có phù hợp với PLC, Biến Tần không ?
Cách xác định tín hiệu 4-20mA của cảm biến áp suất
Tín hiệu 4-20mA từ cảm biến có 2 loại Active và Passive : Xác định 2 loại tín hiệu này để làm gì ? Một số trường hợp đặt biệt cảm biến truyền tín hiệu đi xa, bị nhiễu tín hiệu. Để kết nối với bộ cách ly chống nhiễu phải xác định được ngõ ra của cảm biến là dạng Active hay Passive. Cách đấu dây xem tiếp phần bên dưới.
Cảm biến áp suất 4-20ma
Hình 3 : Sơ đồ chân kết nối bộ chống nhiễu tín hiệu Z170REG-1 Seneca
Active: Cách nhận biết là có nguồn cấp cho cảm biến riêng. Ví dụ như nguồn cấp cho cảm biến 220Vac hoặc 24Vdc. Tín hiệu ngõ ra dòng 4-20mA 2 dây riêng và có nguồn trên tín hiệu 4-20mA. Tuy nhiên không phải tất cả cảm biến có nguồn riêng điều là tín hiệu 4-20mA Active hết bạn nhé. (Xem kỹ thông số trên cảm biến là chính xác nhất).
Kết luận : Tín hiệu 4-20mA Active đấu trực tiếp vào PLC, bộ hiển thị, biến tần loại có nguồn phát  và không có nguồn phát theo sơ đồ hình 4
Passive: Cách nhận biết cảm biến 4-20mA passive là cảm biến chỉ có ngõ ra 2 dây mà thôi. Hai dây này đóng vai trò vừa là nguồn vừa là tín hiệu 4-20mA. Thông thường các loại cảm biến đo mức hoặc áp suất điều có tín hiệu ngõ ra 4-20mA dạng passive. 
Kết luận : Để kết nối với PLC, hoặc biến tần, bộ hiển thị có nguồn phát thì đấu dây như hình 4. Và loại không có nguồn phát theo sơ đồ hình 5
Đấu dây tín hiệu 4-20mA vào PLC hoặc biến tần như sau : 
Các thiết bị như PLC, Biến Tần, Bộ Hiển thị đều có hai loại : tự phát nguồn trên tín hiệu Input ( có nguồn phát ) và loại chỉ nhận – không có nguồn trên chân tín hiệu ( không có nguồn ). Cả hai loại này đều nhận được tín hiệu 4-20mA tuy nhiên nguyên lý & cách đấu dây hoàn toàn khác nhau.
#1. Đối với bộ hiển thị hoặc PLC, Biến Tần (có nguồn phát) : cách kiểm tra ta dùng đồng hồ VOM đo nguồn tại 2 chân đọc tín hiệu 4-20mA nếu có nguồn điện phát ra là loại có nguồn phát.
+ Cách đấu dây theo sơ đồ sau : Chân dương (+) của cảm biến đấu với chân dương (+) của PLC. Tương tự chân âm (-) cũng vậy.
Cách kết nối cảm biến áp suất với PLC
Hình 4 : Cách đấu dây cảm biến áp suất vào PLC
#2. Đối với hiển thị hoặc PLC, biến tần (Không có nguồn phát) : Đối với trường hợp khi cấp nguồn cho PLC, bộ hiển thị, biến tần. Khi đo điện áp trên 2 chân nhận tín hiệu 4-20mA mà không có nguồn thì kết luận đây là 2 chân tín hiệu không nguồn phát.
Cách đấu dây cảm biến áp suất với biến tần
Hình 5 : Cách đấu dây cảm biến áp suất với PLC không nguồn phát
+ Đối với các loại PLC, bộ hiển thị, biến tần không có khả năng phát nguồn tại chân tín hiệu thì bắt buộc chúng ta phải dùng thêm nguồn bên ngoài. Thường dùng nhất là nguồn 24 VDC.
+Cách thực hiện như sau : Nguồn 24Vdc dương (+) đấu với chân dương (+) của cảm biếnNguồn 0V (-) của nguồn 24Vdc đấu vớichân âm (-) của PLC. Còn lại chân âm (-) cảm biến đấu với chân dương (+) của PLC. Theo sơ đồ trên ta đấu dây theo mạch khép kín.
Các bài viết tham khảo :
Cám ơn các bạn đã ghé website của chúng tôi
Quý khách có nhu cầu tư vấn về thiết bị kỹ thuật hãy liên hệ theo thông tin bên dưới. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách.
Mọi chi tiết xin liên hệ : 
Nguyễn Long Hội ( Mr )
Số Điện Thoại : 0981.881.757 (Zalo)
Email : hoi.nguyen@huphaco.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ĐIỆN TRỞ LÀ GÌ?

Điện trở là gì? Cách sử dụng điện trở Điện trở là gì? Nếu tôi nhớ không nhằm, thì thời còn đi học cấp 2 chúng ta đã biết điện trở trong các bài toán vật lý đúng không nào. Nhưng điện trở trong sách giáo khoa chỉ nói các kiến thức rất hàn lâm và khó hiểu. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sử dụng rất nhiều thiết bị điện tử như : tivi, tủ lạnh, máy giặt,…bên trong bo mạch của các thiết bị điện, linh kiện không thể thiếu là điện trở. Ở nội dung bài viết này tôi xin chia sẻ về điện trở là gì. Các ứng dụng điện trở,… Các loại điện trở TÓM TẮT NỘI DUNG  [ hide ] Điện trở là gì? Điện trở của dây dẫn là gì? Đơn vị của điện trở và ký hiệu Cách đọc giá trị điện trở Có mấy cách mắc điện trở trong mạch điện tử? Ứng dụng điện trở Điện trở là gì? Điện trở là linh kiện điện tử được chế tạo ra dùng để  cản trở dòng điện . Điện trở có ký hiệu là chữ R (viết hoa) được viết tắt từ tiếng Anh  Resistor.  Điện trở có rất nhiều loại từ điện trở thấp đến điện trở cao. Cùng một kích

Các loại đồng hồ đo áp suất. Báo giá đồng hồ đo áp suất

Các loại đồng hồ đo áp suất. Báo giá đồng hồ đo áp suất : Công ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Hưng Phát chuyên cung cấp các loại thiết bị kỹ thuật được nhập khẩu từ các nước châu Âu do công ty Hưng Phát là đại diện. Khi quý khách có nhu cầu mua các thiết bị kỹ thuật như cảm biến áp suất, đồng hồ áp suất, cảm biến nhiệt độ, đồng hồ nhiệt độ, bộ chuyển đổi tín hiệu, biến dòng analog 4-20mA,…Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn về sản phẩm. Mọi chi tiết xin liên hệ : Huỳnh Thị Huệ Số Điện Thoại : 0981.881.757 (Zalo) Email : hue.huphaco@gmail.com Web : prosensor.vn via Tumblr https://ift.tt/2IRzYOL

CẢM BIẾN TIỆM CẬN LÀ GÌ?

Cảm biến tiệm cận là gì? Tìm hiểu về cảm biến tiệm cận Cảm biến tiệm cận là gì? Bạn đang tìm hiểu về cảm biến tiệm cận, không biết nó hoạt động như thế nào? Có bao nhiêu loại cảm biến tiệm cận. Mỗi loại dùng cho ứng dụng nào? Bạn có từng để ý đến điện thoại đang dùng, khi gọi hoặc nghe điện thoại, khi bạn áp sát điện thoại vào tai để nghe thì màn hình sẽ tắt đúng không nào? Nếu bạn không tin thì có thể thử ngay nhé. Như vậy cảm biến tiệm cận trên điện thoại thông minh được bố trí ở đâu? Tự tắt màn hình khi áp vào tai có tác dụng gì?  Mũi tên chỉ cảm biến tiệm cận trên Note 10 (Samsung) Ứng dụng tự tắt màn hình khi nghe điện thoại có tác dụng tiết kiệm pin. Ngoài ra khi tắt màn hình tạm thời, sẽ khắc phục được việc vô tình chạm vào màn hình phím ” kết thúc cuộc gọi ” TÓM TẮT NỘI DUNG  [ hide ] Nguyên lý hoạt động cảm biến tiệm cận như thế nào ? Vì sao phải dùng cảm biến tiệm cận ? Các loại cảm biến tiệm cận công nghiệp thường dùng  Cảm biến tiệm cận điện cảm (Inductiv